Những lưu ý khi sắp xếp nhà kho

Nhà kho là nơi tập kết và lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Do đó, việc xây dựng, sắp xếp nhà kho khoa học là một yêu cầu rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Logipex xin gửi tới bạn đọc một số lưu ý khi xây dựng, sắp xếp nhà kho.

Sắp xếp kho

Hiệu quả hoạt động của kho bãi phụ thuộc nhất vào sơ đồ sắp xếp và thiết kế kho. Các bước quan trọng để thiết lập một sơ đồ kho bao gồm các khu vực theo đúng biểu đồ, tối ưu hóa diện tích, lựa chọn thiết bị phù hợp, thực hiện quy trình chuẩn, và thử nghiệm thực tế.
Trước khi bắt đầu thực hiện sắp xếp sơ đồ kho, chúng ta cần xác định các mục đích của việc thực hiện – tối ưu hóa diện tích, các phương án lưu kho, các thiết bị sử dụng trong các lối đi và quy trình thực hiện tại các khu vực. Hơn nữa, luôn luôn lưu tâm đến hệ thống quản lý tồn kho vì sơ đồ sắp xếp hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản lý tồn kho một cách hiệu quả.

5 bước cơ bản để sắp xếp sơ đồ kho
1. Vẽ sơ đồ kho
2. Tối ưu hóa diện tích kho
3. Lựa chọn thiết bị sử dụng vận chuyển nâng hạ trong kho
4. Quy trình vận tải nâng hạ trong kho
5. Vận hành thử

BƯỚC 1: Vẽ sơ đồ kho

Việc lên sơ đồ kho hiệu quả bắt đầu từ một bản vẽ mặt bằng chính xác cho dù diện tích kho của chúng ta như thế nào. Điều quan trọng nhất là các kích thước bên trong kho phải tuyệt đối chính xác khi bắt đầu dựng hệ thống kệ và mua sắm thiết bị.

Các vị trí khu vực nên xác định ngay trong bản vẽ sơ đồ kho là các khu vực cửa ra vào, cầu thang, sàn nghiêng, văn phòng, phòng vệ sinh. Chỉ sau khi hoàn thành được bước này thì chúng ta mới có thể làm được các bước tiếp theo một cách hiệu quả.

BƯỚC 2: Tối ưu hóa diện tích trong kho 

Cần xác định tỉ lệ lấp đầy của kho để lên sơ đồ kho được hiệu quả. Đầu tiên cần tính toán khu vực để chứa hàng. Sau đó, lên kế hoạch mua sắm thiết bị, chia các khu vực thực hiện.

Để tối ưu hóa diện tích nhà kho, chúng ta cần tính toán được diện tích tổng của kho và diện tích khu vực kho có thể sử dụng đến. Nắm được rõ số liệu này, chúng ta sẽ tính toán được các sản phẩm lưu kho và biết rõ hơn khi nào kho đầy.

Xác định các thiết bị cần sử dụng trong kho – tùy theo ngành nghề và loại hình sản phẩm chúng ta sẽ lựa chọn được các thiết bị tương ứng như pallet, giá kệ. Cần lưu ý về các thiết bị như xe nâng, các thiết bị nâng hạ vận chuyển phải di chuyển thuận tiện bên trong nhà kho , các lối đi giữa giá kệ.

Xây dựng các khu vực thực hiện : tìm hiểu các nhân sự trong kho sẽ làm việc như thế nào, hàng hóa sẽ được di chuyển như thế nào bên trong kho để lên kế hoạch và quy trình làm việc. Vấn đề an toàn cần phải được quan tâm đến đầu tiên trong tất cả các kho hàng. Ví dụ, khu vực quan trọng nhất trong việc lưu kho và vận chuyển hàng là lối đi giữa các kệ hàng. Tại đó, nhân viên của quý khách hàng sẽ có đủ diện tích để bốc xếp hàng theo đơn. Quý khách cũng cần sắp xếp diện tích để nhân sự có thể vận chuyển hàng vào, ra và đi từ kệ này đến kệ khác. 

Hoạt động lắp ráp là sự kết hợp giữa sản xuất và vận chuyển hàng. Trong trường hợp này, các vị trí dây chuyền lắp ráp và thiết bị liên quan làm nên trái tim của khu vực sản xuất. Giống với khu vực sản xuất, chúng ta cần phải sắp xếp các khu vực thừa ở xung quanh, và giống với việc vận chuyển hàng, chúng ta cũng cần để ra các diện tích để phục vụ việc đóng gói hàng hóa.

 

Sắp xếp khu vực để hàng và lối đi

Loại hàng hóa được lưu trữ trong  sẽ quyết định việc tính toán cách chứa hàng cũng như diện tích bên trong và xung quanh khu vực để hàng và cuối cùng là tính toán chiều rộng lối đi giữa hệ thống giá kệ bên trong và bên ngoài khu vực.

Nhà kho có thể lưu nhiều dạng hàng hóa khác nhau:

  • Các hàng hóa nhỏ được đặt trong hộp, thùng và lưu trên kệ
  • Pallet lưu hàng hóa máy móc
  • Hàng hóa được đóng hộp để bốc xếp và giao nhận 
  • Các hàng hóa lưu kho lâu ngày
  • Nguyên vật liệu cho sản xuất

Chúng ta có thể sắp xếp các hàng hóa này theo nhiều cách khác nhau như:

+ Lưu theo chiều thẳng đứng: Chồng lên nhau là cách lưu kho phổ biến nhưng chỉ áp dụng với các loại hàng hóa cứng, đặc, đóng dạng túi và đóng trong thùng các tông hay hộp nhựa.

+ Lưu kho linh động hoặc cố định: một cách để phân tách các loại hàng hóa thông dụng và hàng hóa lưu kho lâu. Các loại hàng hóa thông dụng sẽ để ở khu vực lưu kho linh động trong khi các loại hàng khác sẽ để ở khu vực cố định.

BƯỚC 3: Lựa chọn thiết bị trong kho

Đối với sản xuất, lắp ráp hay vận tải hoặc bất cứ dạng nào kết hợp các phương thức trên đều cần khu vực kho bãi và các thiết bị kho bãi tương tự nhau

Khi lên sơ đồ kho, chủng loại và kích thước của kho, giá kệ, các thiết bị làm việc trong kho đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Kệ pallet, kệ chứa hàng nặng, nhẹ và tất cả các loại thùng chứa đều là các giải pháp phổ biến cho kho hàng.

BƯỚC 4: Phương án di chuyển hiệu quả bên trong nhà kho

Sau các bước lên sơ đồ, lựa chọn thiết bị, mục tiêu cuối cùng là sắp xếp toàn bộ các yếu tố trên để tạo ra các luồng di chuyển hợp lý, hiệu quả:

Các yếu tố cần quan tâm:

  • Chúng ta cần dành bao nhiêu thời gian cho việc di chuyển đến các khu vực khác nhau trong kho
  • Xác định yếu tố nào quan trọng nhất cần đặt ở trung tâm – thiết bị sản xuất, khu vực chứa hàng, bàn thao tác
  • Khai thác các yêu cầu khác nhau của các nhân sự cho việc di chuyển bên trong kho, cách để bốc xếp hàng và tập hợp hàng tại các vị trí, các vật mà nhân sự của chúng ta tiếp xúc hàng ngày

Một ví dụ cho công việc kinh doanh thương mại điện tử – lấy đồ trong kho và vận chuyển đi là sơ đồ lối đi ở bên ngoài bao quan toàn bộ các khu vực. Ở trung tâm là bàn đóng hàng, xung quanh là các kệ hàng, và 2 lối đi đều có thể dẫn đến đó. Sơ đồ kiểu này sẽ giúp đỡ nhân viên kho vận đến nhặt hàng và di chuyển ra khu vực đóng hàng được nhanh chóng và không va chạm với những người khác. Trong khi đó khu vực nhận hàng và khu vực trả  hàng được nằm ở 2 đầu khác nhau trong kho, không gây cản trở lẫn nhau, việc di chuyển từ khu vực nhận hàng vào bên trong khu lưu trữ và từ khu lưu trữ ra bàn đóng hàng rồi được chuyển đi theo luồng một chiều và không gây ra hiện tượng tắc nghẽn di chuyển bên trong kho 

BƯỚC 5: Vận hành và kiểm tra phương án di chuyển

Bước cuối cùng cần thực hiện trước khi lắp đặt toàn bộ hệ thống thiết bị, giá kệ và bàn thao tác vào kho là thử di chuyển bên trong kho theo các kịch bản định sẵn. Không cần thiết phải kiểm tra từng chi tiết nhỏ, nhưng các quy trình, hướng đi, khu vực quan trọng trong sơ đồ cần kiểm tra thật kĩ.

Các nhiệm vụ cần thực hiện trong bước kiểm tra này:

  • Thử nghiệm các chức năng hoạt động: mang vác các hộp, dụng cụ, vật liệu bên trong kho. Đảm bảo các khu vực thông thoáng để di chuyển, hoạt động. Kéo xe đẩy, xe nâng đi khắp các đường trong khu vực với các phương án không có tải trọng và có tải trọng nặng
  • Các nhân viên cũng cần tham gia vào công việc kiểm tra này : Nhiều người cần tham gia vào thực hiện các công việc khác nhau để thử nghiệm việc chồng chéo trong di chuyển hay không
  • Kiểm tra kĩ các khu vực khó thay đổi hoặc khó di dời – ví dụ các khu vực để thiết bị hạng nặng hoặc các kệ giá lớn, kiểm tra các khu vực này nhiều lần. Ở giai đoạn này, cần phải kiểm tra và điều chỉnh ngay phương án di chuyển vì khi đã lắp đặt các thiết bị nặng này là gần như không thể điều chỉnh được nữa.

Một số sơ đồ sắp xếp kho thông dụng nhất

1. Sơ đồ chữ U

sơ đồ nhà kho chữ U

Sơ đồ này phù hợp với các địa điểm có vị trí nhận hàng và chuyển hàng cạnh nhau, khi đó ở phần trung tâm của chữ U sẽ là nơi lưu kho và nơi đóng hàng

2. Sơ đồ chữ I

Sơ đồ này phù hợp với trường hợp vị trí nhận hàng và chuyển hàng nằm ở 2 đầu của nhà kho và khu vực lưu kho sẽ nằm ở chính giữa

sơ đồ kho chữ I

3. Sơ đồ chữ L

Sơ đồ này phù hợp với trường hợp khu vực nhận hàng và chuyển hàng nằm vuông góc và gần nhau. Khu vực để hàng nằm ở giữa 

 

LỜI KẾT

Từ sản xuất, lắp ráp hay thực hiện đơn hàng và vận tải, một nhà kho được sắp xếp hiệu quả sẽ giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và tối đa hóa hiệu quả công việc.

Một thiết kế nhà kho hiệu quả sẽ giải quyết được các vấn đề này sinh bao gồm các công việc cần thực hiện trong đó, các thiết bị hỗ trợ. Khi chúng ta thực hiện xây dựng sơ đồ kho có nghĩa là chúng ta đang rải một con đường để tiết kiệm thời gian và chi phí, và không phải đau đầu trong nhiều năm tới.

Nguồn: https://fitsmallbusiness.com/warehouse-layout/

Bài viết cùng chuyên mục:

Tin tức tổng hợp

Thiết bị nâng hạ là gì? Phân loại và ứng dụng của chúng

Thiết bị nâng hạ là gì? Thiết bị nâng hạ là cách gọi chung cho tất cả các loại thiết bị, máy móc, phương tiện có khả năng đưa vật nặng từ dưới thấp lên cao và ngược lại thông qua cơ cấu nâng chuyên dụng. Một số loại thiết...

Read more

Tin tức tổng hợp

Thủ tục đăng kiểm xe nâng tay nhập khẩu

Theo Thông tư 41 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định, mặt hàng xe nâng tay  có mã HS 84.27, thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, phải chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra...

Read more

Tin tức tổng hợp

Yêu cầu an toàn của OSHA với xe nâng trong kho

OSHA – Occupational Safety and Health Adminstration – cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn an toàn tại nơi làm việc từ năm 1970. Nhiều tiêu chuẩn do OSHA đặt ra áp dụng cho...

Read more

Tin tức tổng hợp

Lịch sử hình thành và phát triển của xe nâng

Xe nâng là thiết bị cơ giới dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa trên một khoảng cách xa. Chúng được sử dụng phổ biến trong nhà kho và nhà máy. Vậy xe nâng có từ khi nào, do ai sáng chế? Lịch sử phát triển của chúng...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *