Thiết bị nâng hạ là gì? Phân loại và ứng dụng của chúng

Thiết bị nâng hạ là gì?

Thiết bị nâng hạ là gì? Thiết bị nâng hạ là cách gọi chung cho tất cả các loại thiết bị, máy móc, phương tiện có khả năng đưa vật nặng từ dưới thấp lên cao và ngược lại thông qua cơ cấu nâng chuyên dụng. Một số loại thiết bị nâng hạ còn có nhiệm vụ di chuyển vật nặng từ vị trí này sang vị trí khác nhờ bộ phận chuyển động độc lập.

Thiết bị nâng hạ được thiết kế nhằm mục đích thay thay thế sức lao động của con người trong hoạt động nâng hạ, bốc dỡ, sắp xếp và vận chuyển các loại hàng hóa, đồ vật trong một phạm vi nhất định. Thiết bị nâng hạ có khả năng nâng hạ các loại đồ vật có trọng tải nhỏ vài kg cho tới hàng trăm tấn. Chúng cũng có thiết kế vô cùng đa dạ về hình dáng và cách hoạt động đáp ứng hầu hết các nhu cầu của con người.

Khi nhắc tới thiết bị nâng hạ người ta thường nhắn tới các loại máy nâng cỡ lớn và các phương tiện nâng hạ, ngoài ra còn có các loại thiết bị nâng hạ cơ đơn giản. Trong mỗi nhóm lại có hàng chục hàng trăm loại nhỏ hơn khác nhau.

Đặc điểm của thiết bị nâng hạ

Đặc điểm chính của thiết bị nâng hạ là quá trình chuyển động lên xuống lặp đi lặp lại, một thiết bị được gọi là thiết bị nâng hạ khi và chỉ khi chúng có khả năng thay đổi độ cao của vật thể so với vật làm mốc, trong một không gian nhất định. Ngoài ra các loại thiết bị nâng hạ còn có thể được tích hợp các chức năng vận tải, chuyển động quay trục máy, thay đổi phương, lắc quanh trục ngang thông qua các bộ phận phối hợp chuyển động.

Như vậy các loại băng tải cũng có thể được xem là một thiết bị nâng hạ. Tuy vậy khi nhắc tới thiết bị nâng hạ người ta thường nghĩ tới các loại máy, có thể thay đổi độ cao của vật thể theo phương thẳng đứng, hoặc một góc nghiêng lớn theo phương nằm ngang.

Phân loại thiết bị nâng hạ

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về khái niệm thiết bị nâng hạ là gì.Trong thực tế có rất nhiều các phân loại thiết bị nâng hạ khác nhau. Tùy theo cấu tạo, cách thức hoạt động, tải trọng nâng mà người ta có thể phân chia thiết bị nâng hạ vào các nhóm riêng biệt cụ thể như sau.

1. Xe nâng – thiết bị nâng hạ điển hình:

Khi nhắc tới thiết bị nâng hạ không thể không nhắc tới xe nâng. Xe nâng là tên gọi chung của các thiết bị nâng có tích hợp khả năng chuyển động, di chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác sau khi đưa vật thể lên 1 độ cao nhất định theo phương thẳng đứng. Với nhóm thiết bị nâng hạ là xe nâng chúng ta có thể chia chúng thành vô số các nhóm nhỏ với cách chi phổ biến là xe nâng tay cơ, xe nâng tay điện, xe nâng tay dầu, xe nâng tay bán tự động. Trong mỗi nhóm lại gồm vô số các nhóm sản phẩm nhỏ hơn cụ thể như sau:

STT Nhóm chính Nhóm nhỏ Tải trọng nâng Chiều cao nâng Đặc điểm cơ bản
1 Xe nâng cơ Xe nâng tay thấp 1 tấn – 5 tấn 8.5cm – 20cm Chiều cao nâng thấp, hoạt động bằng sức người
Xe nâng tay cao 2 tấn – 5 tấn 1.6m – 2m Chiều cao nâng thấp, hoạt động bằng sức người
2 Xe nâng điện Xe nâng tay điện thấp 1 tấn – 3 tấn 7cm – 12cm Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển, nhưng chiều cao nâng thấp
Xe nâng tay điện cao 1 tấn – 3 tấn 6m Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển, nhưng chiều cao nâng lớn có thể đạt tới 6 mét
Xe nâng điện ngồi lái 1 tấn – 10 tấn 6m Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển

Có cabin điều khiển, và ghế ngồi cho người điều khiển

Xe nâng điện đứng lái 1 tấn – 3 tấn 6m Sử dụng nguyên liệu điện cho hoạt động nâng hạ và di chuyển

Có trang bị bàn nâng cho người điều khiển đứng và di chuyển cùng xe

Xe nâng điện ắc quy 1 tấn – 10 tấn 6m Trang bị bình ắc quy làm nguồn cấp nguyên liệu
Xe nâng điện chạy pin 1 tấn – 10 tấn 6m Sử dụng pin axit – chì hoặc pin lithium – ion
3 Xe nâng bán tự động Xe nâng bán tự động siêu chuẩn 1 tấn – 3 tấn 3m Sử dụng cơ cấu nâng hạ bằng điện, hoạt động di chuyển bằng sức người

Chiều cao nâng tiêu chuẩn đạt 3 mét

Xe nâng bán tự động siêu cao 1 tấn – 3 tấn 6m Sử dụng cơ cấu nâng hạ bằng điện, hoạt động di chuyển bằng sức người

Chiều cao nâng có thể đạt tới 6 mét

4 Xe nâng dầu Xe nâng dầu số sàn 1 tấn – 48 tấn 6m Sử dụng động cơ dầu, số sàn
Xe nâng dầu số tự động 1 tấn – 48 tấn 6m Xe nâng sử dụng nguyên liệu dầu, trọng tải nâng vừa phải dưới 5 tấn
5 Xe nâng chuyên dụng Xe nâng kẹp giấy 1 tấn – 5 tấn 6m Sử dụng bộ công tác kẹp giấy, sử dụng riêng trong hoạt động nâng hạ các cuộn giấy đơn hoặc giấy đôi
Xe nâng kẹp phuy 1 tấn – 3 tấn 6m Trang bị thêm bộ kẹp phuy đơn hoặc kẹp phuy đôi, có chức năng nâng, xoay lật phi dầu 360 độ
Xe nâng kẹp gỗ 1 tấn – 5 tấn 6m Trang bị bộ công tác kẹp gỗ, để kẹp các thay gỗ tròn
Xe nâng kẹp gạch 1 tấn – 5 tấn 6m Trang bị các bộ công tác kẹp gạch ngang, kẹp gạch chụp,..

 

2. Thiết bị nâng hạ đơn giản

Thiết bị nâng hạ đơn giản là tên gọi chung của các nhóm thiết bị nâng có cấu tạo và thiết kế đơn giản. Chủ yếu các thiết bị này là thiết bị nâng cơ như: bàn nâng, kích nâng, cơ ròng rọc, bát xích, đòn bẩy,… Những loại thiết bị nâng này thường được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp, giải pháp thay thế tạm thời, đa số chúng có tải trọng thấp và chiều cao nâng vừa phải đến thấp (trừ ròng rọc, và bát xích)

 

3. Cần trục (cần trục thông thường ) – Thiết bị nâng hạ tải trọng lớn

Cần trục, hay cần cẩu là các loại thiết bị nâng hạ với tải trọng, chiều cao nâng lớn. Chúng được chia làm một số loại bao gồm: Cần trục tháp, cần trục tự hành:

Cần trục tự hành: Hay còn gọi là xe cẩu, cần cẩu, chúng là nhóm thiết bị chuyên dụng cho hoạt động nâng hạ, và đưa hàng hóa lên cao. Dòng thiết bị này có khả năng di chuyển trên quãng đường dài mà không cần phương tiện hỗ trợ. 

Chúng được thiết kế với bộ phận nâng hạ độc lập bao gồm cần tay cần gắn trên xe với khả năng thay đổi chiều cao và góc nghiêng kết hợp với hệ thống dây cáp, ròng rọc để đưa hàng hóa lên cao. Cần trục tự hành có rất nhiều biến thể khác nhau trong đó phổ biến nhất là xe cẩu và xe oto cẩu.

 

4. Cần trục tháp – Thiết bị nâng hạ siêu cao

Xét về chiều cao nâng thì cần trục tháp là chiều loại thiết bị nâng có chiều cao lớn nhất. Chúng có khả năng nâng các loại hàng hóa, vật liệu lên tới độ cao hàng trăm mét theo phương thẳng đứng. Chủ yếu cần trục tháp được sử dụng để xây dựng các tòa nhà cao tầng. Dòng thiết bị nâng hạ này được chia làm 2 loại bao gồm:

  • Cần trục tháp di động: Là loại thiết bị nâng hạ sử dụng cho việc nâng hạ các loại hàng hóa lên cao, và cần phải thay đổi vị trí thường xuyên. Chúng không thích hợp cho các loại công trình xây dựng cao tần. Bởi vẽ việc sử dụng một thiết bị di động cho 1 công trình cố định là không cần thiết. Trong khi đó việc trang bị khả năng di động đã làm giảm khả tính ổn định và tải trọng nâng của thiết bị. Các loại cần trục tháp di động thường được gắn trên các phương tiện vận tải cỡ lớn, trên các đường ray, phà, tàu nổi.
  • Cần trục tháp chân cố định: Là loại thiết bị nâng hạ siêu cao, tải trọng lớn được thiết kế để gắn cố định trực tiếp vào công trình. Độ cao nâng của cần trục tháp thay đổi liên tục theo chiều cao nâng của công trình cần xây dựng. Chúng được thiết kế với 1 trục thẳng đứng. 1 đầu gắn với ròng rọc, đầu còn lại gắn với đối trọng, để tạo ra sự cân bằng khi nâng hạ.

 

5. Thang máy – Thiết bị nâng hạ người

Trong thực tế có rất nhiều thiết bị nâng hạ người như xe nâng, cẩu nâng, ròng rọc nâng, những loại phổ biến thường bắt gặp nhất là thang máy. Chúng được thiết kế với dạng lông nâng, với tải trọng lên tới 3000kg. Chúng có thể đưa người lên cao một cách an toàn với vận tốc nâng lớn.

Thang máy chủ yếu được sử dụng bên trong các tòa nhà, đôi khi chúng được lắp đặt tại các công trình ngoài trời, dọc theo cần trục tháp, xe nâng người,…

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *