Theo Thông tư 41 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định, mặt hàng xe nâng tay có mã HS 84.27, thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, phải chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
Thủ tục đăng kiểm xe nâng tay nhập khẩu
Trước tiên, doanh nghiệp cần tra cứu chính xác mã HS code của dòng sản phẩm mà mình nhập khẩu trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nhập khẩu xe nâng. Đối với xe nâng tay thấp và tay cao, mã HS code là 84279000.
Bước 2: Tạo hồ sơ và gửi tới Phòng Công nghiệp – Cục đăng kiểm.
Bộ hồ sơ doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu xe nâng cần chuẩn bị bao gồm:
Tờ khai hải quan (bổ sung sau khi đã thông quan)
Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Vận đơn (Bill of lading): 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Danh sách đóng gói (Packing list): 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Hợp đồng thương mại (Sale contract): 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Chứng nhận xuất xứ (C/O ): 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Chứng nhận chất lượng (C/Q): 01 bản gốc
Catalog sản phẩm: 01 bản copy, ký đóng dấu công ty
Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa XNK: 02 bản gốc
Bước 4: Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hồ sơ đăng ký và cấp số đăng ký kiểm tra.
Sau khi nhận được hồ sơ của Doanh nghiệp, Cán bộ tiếp nhận sẽ xem hồ sơ. Nếu hồ sơ sai hoặc thiếu thì bạn cần bổ sung và sữa chữa. Khi nào đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ sẽ hẹn giờ quay lại lấy số đăng kí.Nếu bộ hồ sơ hợp lệ, cán bộ sẽ xác nhận hồ sơ đăng ký, cấp số đăng ký kiểm tra.
Bước 5: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai trên hệ thốngVNACCS/VCIS.
Bạn cần scan giấy đăng ký để truyền cùng tờ khai hải quan. Sau đó nộp giấy này cùng bộ hồ sơ hải quan. Khi cán bộ hải quan xem xong và đồng ý cho hàng về kho bảo quản thì bố trí kéo hàng về, và lấy tờ khai “tạm giải phòng”. Khi kéo hàng về kho hoặc để hàng tại bãi cảng, nếu không cần tạm giải phóng, cần khẩn trương lắp đặt và chạy thử xe sẵn sàng kiểm tra đăng kiểm. Đồng thời tìm vị trí và kiểm tra lại số khung số máy để đảm bảo tính chính xác (cần lưu ý).
Bước 6: Xác nhận thời gian và địa điểm kiểm tra
Sau khi thiết bị được thông quan tạm thời về địa điểm tập kết hàng hóa, Công ty phải thông báo cho Đăng kiểm viên để tiến hành kiểm tra hiện trường thiết bị.
Bước 7: Kiểm tra hiện trường
Đăng kiểm viên sẽ thông báo cho doanh nghiệp thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, thường là tại kho tập kết hàng của doanh nghiệp. Khi đăng kiểm viên đến kiểm tra hiện trường, bạn cần bố trí người có thể vận hành thử máy trơn tru, chỉ chỗ số khung máy để chụp ảnh.
Bước 8: Thanh toán lệ phí và Nhận kết quả kiểm tra
Sau khi hoàn thành kiểm tra hiện trường, lệ phí sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Doanh nghiệp tiến hành thanh toán trực tuyến trên hệ thống. Sau từ 2-3 ngày, hệ thống sẽ phát hành hóa đơn điện tử và kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp.
Trên đây là thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu năm 2022.
Để được tư vấn thêm về xe nâng nhập khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi theo số: 0343 266 188.
Trong nhiều lĩnh vực và quá trình sản xuất, kiểm soát độ ẩm là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến kết quả cuối cùng. Độ ẩm là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hàng hóa, máy móc thiết bị, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như...
OSHA – Occupational Safety and Health Adminstration – cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn an toàn tại nơi làm việc từ năm 1970. Nhiều tiêu chuẩn do OSHA đặt ra áp dụng cho...
Xe đẩy hàng gấp gọn là một công cụ phổ biến để vận chuyển hàng hóa và những vật dụng có khối lượng lớn. Mà không đòi hỏi con người phải tốn nhiều sức lực và thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì sẽ có thể xảy ra...
Là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhà xưởng, kho bãi nhưng xe nâng hàng là một mối nguy hiểm nghiêm trọng tại nơi làm việc. OSHA ước tính rằng có 110.000 vụ tai nạn xe nâng mỗi năm và cứ ba ngày lại có một công...