Phân loại và ứng dụng của bàn nâng thủy lực

Phân loại bàn nâng thủy lực

1. Theo cách vận hành

  • Bàn nâng tay thủy lực

Những chiếc bàn nâng bằng tay được vận hành nhờ vào lực đạp của chân để kích thủy lực, nâng lên. Khi người điều khiển dùng ta vặn mở van xả thì bàn nâng hạ xuống.

Để thuận tiện cho việc di chuyển, người ta trang bị thêm một hệ thống bánh xe gồm 2 bánh cố định và 2 bánh xoay. Mục đích của các bánh xe này đó là giúp bàn nâng di chuyển dễ dàng. Những bàn nâng tay thủy lực này thường được dùng cho trang trại, nhà vườn hoặc các xưởng cơ khí nhỏ.

  • Bàn nâng thủy lực điện

Được phân chia thành 2 loại:

Cố định: loại này sẽ được lắp cố định tại 1 vị trí đã xác định sẵn. Đặc điểm của thiết bị này: Hoạt động nhờ vào dòng điện. Chiều cao nâng tối đa lên đến 10m. Khối lượng nâng khoảng vài tấn. Hiện nay, một số dòng thông dụng nhất đó là 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn.

Di chuyển: loại này có thể di chuyển linh hoạt. Hoạt động của thiết bị phụ thuộc vào nguồn điện cung cấp. Thường thì nó sẽ thích hợp với ứng dụng nâng hạ vật có trọng lượng nhẹ khoảng 150 kg, 200 kg, 300 kg trong một quãng đường di chuyển ngắn.

2. Theo loại nâng

  • Bàn nâng xe máy thủy lực

Bàn nâng thủy lực xe máy thì nhỏ nhắn, khả năng chịu tải khoảng 1 tấn. Sử dụng loại này các thợ có thể dễ dàng thao tác sửa chữa, bảo dưỡng ở gầm xe, bánh xe hay hộp số… Do thiết kế của loại này là âm nền nên sẽ gọn gàng, không tốn điện tích.

  • Bàn nâng thủy lực ô tô

Loại bàn nâng hạ thủy lực ô tô có kích thước lớn và khả năng chịu được tải trọng lên đến hàng tấn. Ứng dụng mà ta thường thấy nhất của loại này đó là dùng trong các nhà máy sản xuất ô tô, gara sửa chữa ô tô – xe cơ giới với mục đích sửa chữa xe hoặc đưa ô tô lên tầng 2 hay sắp xếp 1 vị trí có thể đỗ 2 xe cùng lúc (1 trên và 1 dưới) hay bàn nâng rửa xe ô tô- xe cơ giới. Mục đích của việc này đó là tiết kiệm diện tích và thuận tiện cho công việc.

3. Theo trọng lượng

Dựa trên yếu tố trọng lượng mà người ta có thể phân chia thành các loại: bàn nâng cơ khí 150kg, 200kg, 300kg, 350kg hoặc các loại lớn hơn như: 500kg, 700kg, 800kg, 1000kg, 2000kg, 3000kg. Chỉ cần xác định khối lượng hàng hóa cần nâng là đã có thể lựa chọn được cho mình một thiết bị phù hợp.

4. Ứng dụng của bàn nâng

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều thiết bị, máy móc mới, giúp đỡ con người rất nhiều trong việc tiết kiệm nhân công, chi phí, thời gian.

Và bàn nâng cũng vậy, khi nó được đưa vào sử dụng trong các xưởng, nhà máy đã giúp giảm thiểu tối đa nhân công. Nếu như trước đây, con người phải dùng sức lực cơ bắp của nhiều người để nâng hạ những vật tải trọng lớn, khuân vác và di chuyển vừa không đảm bảo an toàn cũng như tốc độ công việc. Nay, bàn nâng hạ thủy lực đã giải quyết được hoàn toàn.

Những thao tác trước đây rất vất vả đã được thay thế bằng kéo đẩy, điều khiển đơn giản, nhẹ nhàng.

Hiện nay, bàn nâng được sử dụng nhiều trong:

+ Ứng dụng trong đời sống khi nó di chuyển đồ vật, tủ kệ, máy móc trong gia đình. Tại các gara, nó sẽ nâng hạ xe máy để phục vụ việc bảo dưỡng và sửa chữa.

+ Di chuyển và nâng hạ các vật phẩm trưng bày, cây cảnh, đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối.

+ Trong các nhà máy lắp ráp ô tô, sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, bàn nâng hạ thủy lực vừa dùng để nâng hạ vừa di chuyển những thùng hàng, sản phẩm, linh kiện máy, hàng hóa tới băng tải, xe hay các vị trí cất giữ theo yêu cầu.

5. Cách sử dụng bàn nâng đúng cách

Tương tự như với các thiết bị khác thì bàn nâng thủy lực cũng có hướng dẫn sử dụng và nó sẽ được hãng in trong các catalogue, tờ thông tin đi kèm sản phẩm.

Bàn nâng là thiết bị được thiết kế để hoạt động bằng cơ, thủy lực nên quy trình hoạt động không phức tạp.

Khi muốn kích hoạt thiết bị để bắt đầu quá trình nâng bàn lên thì người điều khiển chỉ cần tác dụng lực đạp cần hoặc cũng có thể dùng bơm điện. Lúc này, bàn nâng sẽ dần được nâng lên. Quá trình này diễn ra cho đến khi đạt được độ cao như mong muốn thì người điều khiển có thể nhả chân đạp cần hoặc tắt bơm điện. Bàn nâng sẽ dừng lại để thao tác công việc. Khi muốn hạ mặt bàn về lại trạng thái ban đầu thì chỉ cần bóp phanh hạ ở tay cầm hoặc kích để xả van dầu hồi của bơm cho đến khi dừng tại độ cao mong muốn thì dừng.

6. Lưu ý khi sử dụng bàn nâng

Có rất nhiều khách hàng cho rằng việc sử dụng bàn nâng thủy lực rất dễ dàng. Tuy nhiên, điều mà chúng ta hướng đến đó chính là dùng lâu dài và khai thác tốt năng suất làm việc. Vì thế mà bạn cần lưu ý một số điều như sau:

+ Mỗi một bàn nâng cơ khí sẽ có đặc tính nhất định và khả năng nâng hạ khối lượng hàng hóa nên khi dùng cần phải tránh sự quá tải. Ví dụ như bàn nâng có khả năng nâng hạ 300 kg nhưng thường xuyên đặt các vật có tải trọng lên 400kg, 450kg thì chắc chắn mặt bàn bị cong vênh, xi lanh bị gãy hoặc xoắn do phải chịu khối lượng và áp lực lớn. Kết quả là trục và các chi tiết làm kín như gioăng phớt sẽ bị hỏng nhanh chóng, ảnh hưởng đến năng suất công việc. Để tránh được tình trạng này thì người dùng chỉ có thể để hàng hóa có có khối lượng < 300kg.

+ Không được tự ý điều chỉnh những thông số ban đầu của bàn nâng (thông số kỹ thuật của hãng đưa ra).

+ Khi đặt vật phẩm hay hàng hóa trên mặt bàn thì phải đặt cân bằng, không đặt lệch hoặc nghiêng khiến quá trình nâng hạ vật gặp trở ngại.

+ Người dùng nên đặt bàn nâng thủy lực ở những nơi khô thoáng. Đặc biệt là không để có sự va đập tại mặt bàn.

+ Để tăng thời gian sử dụng lâu dài thì người dùng phải vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ.

+ Tuyệt đối không để những vật cản, vật nặng lên thanh nâng sẽ làm quá trình nâng hạ gặp sự cố.

+ Không nên để người chưa được đào tạo về vận hành và kiến thức bàn nâng điều khiển thiết bị.

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Insight

Chia sẻ quy cách đóng gói cho từng loại hàng hóa

Hiện nay nhu cầu về hàng hóa ngày một tăng, để đảm bảo được tính an toàn, toàn vẹn của hàng hóa thì biện pháp, quy cách đóng gói hàng hóa là một điều rất cần thiết. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới quý vị quy cách...

Read more

Insight

Bao bì hàng hóa: Lịch sử, phân loại & vai trò

I. Lịch sử của bao bì hàng hóa Xét về lịch sử của bao bì hàng hoá, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều thông tin thật thú vị. Từ thời cổ đại, con người đã biết dùng lá cây (như lá chuối) làm vật bao gói những sản...

Read more

Insight

Tại sao nên sử dụng máy quấn màng PE tự động?

Hầu hết hiện nay trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa đều sử dụng máy quấn màng PE. Các loại máy này ra đời nhằm gia tăng năng suất đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong khâu đóng gói và vận...

Read more

Insight

Nguyên liệu tạo thành túi giấy

Nguyên liệu chính làm nên túi giấy là làm từ giấy. Ngày nay, trên thị trường có nhiều nguyên liệu làm túi giấy không giống nhau dành riêng cho những loại túi giấy đặc thù cho nhiều ngành nghề. Bởi vậy tất cả chúng ta cần thiết phải có sự hiểu biết...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *