Hướng dẫn bảo trì xe nâng tay

Xe nâng tay thấp là thiết bị nâng hạ phổ biến trong nhà xưởng, kho bãi. Việc bảo trì xe nâng thường xuyên không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ xe mà còn giúp nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí sửa chữa, mua mới. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới bạn đọc cách bảo trì xe nâng tay thấp.

 

Tại sao cần bảo trì xe nâng tay?

Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận của xe như siêu phốt, bánh xe, bạc đạn sẽ hư hỏng cần được thay thế. Ngoài ra, những bộ phận khác như cốt lắp tay, ty bơm, khung càng cũng có thể bị trục trặc. Bạn nên kiểm tra lại từng bộ phận và thay thế phụ tùng nếu nhận thấy có hỏng hóc.
Bạn nên dành thời gian để vệ sinh lại xe, vì khi bụi bẩn quá nhiều, xe sẽ dễ gặp trục trặc. Bạn cũng nên thay dầu cho xe nâng tay nhằm giúp việc nâng hạ được diễn ra trơn tru hơn.
Nguyên nhân gây hư hỏng xe nâng
  • Phốt thủy lực bị mòn, dầu thủy lực xì ra ngoài, ty bơm bị trầy xước trong quá trình sử dụng;
  • Thanh truyền xe nâng tay bị cong;
  • Càng cua và cốt càng cua bị cong ở trục giữa;
  • Bánh xe hoặc cùm bánh xe bị kẹt;
  • Bánh xe bị mòn, nứt, vỡ

 

xe nâng tay

 

Lợi ích của việc bảo trì xe nâng định kỳ

Việc kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng định kỳ giúp đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Hai lợi ích lớn nhất của việc bảo trì định kỳ đó là:

  • Tăng chất lượng của xe, tăng tuổi thọ sử dụng và hiệu quả công việc
  • Tiết kiệm chi phí cho việc khắc phục sự cố hư hỏng

Cách bảo trì xe nâng tay

Thời gian bảo trì, bão dưỡng xe nâng nên duy trì định kỳ 3-6 tháng/lần là tốt nhất. Đối với xe nâng tay thấp, bạn chỉ cần 45 – 60 phút là có thể hoàn thành việc bảo trì.

Các bước bảo trì xe nâng:

  • Kiểm tra chất lượng bơm thủy lực. Bơm thêm dầu thủy lực nếu thấy hụt dầu. Thay bộ phốt thủy lực nếu bạn thấy xì nhớt ra ngoài.
  • Kiểm tra các nấc cầm tay. Vặn khóa lại vít ở xích van xả nếu thấy bóp hạ càng xuống chậm.
  • Kiểm tra bánh xe. Nếu nghe tiếng động lạ ở bánh xe, hãy tra thêm nhớt. Thay bạc đạn nếu nghe tiếng ổ bi đã vỡ; thay thế bánh xe PU nếu chúng bị nứt vỡ hoặc quá mòn.
  • Kiểm tra độ cao và cân bằng của 2 càng nâng. Nếu thấy càng xe nâng bên cao bên thấp, hãy xem cùm bánh xe có bị kẹt không. Nếu lỗi do thanh truyền dưới càng bị cong, hãy thay thế nó.
  • Tra nhớt lại tất cả các khớp nối để xe vận hành được êm ái hơn

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về xe nâng và cách bảo trì xe nâng. Mọi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ:

  • Miền Bắc: 0913 207 773
  • Miền Trung:  0942 653 388
  • Miền Nam: 0917 086 663

Bài viết cùng chuyên mục:

Kỹ thuật đóng gói

Phân biệt hạt hút ẩm silica gel và clay hoạt tính

Hạt hút ẩm Silica gel và clay hoạt tính là hai vật liệu hút ẩm được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Cả Silica gel và Clay active đều là những chất hút ẩm phổ biến được sử dụng để bảo quản hàng hóa, sản phẩm khỏi...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Tổng hợp kiến thức về lashing

Lashing là một danh từ dùng để chỉ công việc trong công tác vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn dịch ra tiếng việt thì Lashing có nghĩa là chằng buộc hàng hóa. Với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về lịch sử ra đời của lashing,...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Cách nhận biết dây đai PET chất lượng

Dây đai PET, dây đai PP là các các loại dây đai phổ biến, được sử dụng trong việc đóng gói gói hàng hóa tại mọi nhà máy, xí nghiệp. Trên thị trường hiện có rất nhiều nhà sản xuất hai loại dây đai này, với chủng loại và chất...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Mẹo lựa chọn kích thước túi giấy phù hợp

Túi giấy hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với mục đích bảo vệ môi trường, là hình thức quảng báo hình ảnh doanh nghiệp. Túi giấy có rất nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Kích thước túi...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *