Hướng dẫn sử dụng Túi khí chèn lót container

Túi khí chèn lót container là giải pháp bảo vệ hàng hóa phổ biến trong vận chuyển, giúp cố định và giảm thiểu rủi ro va chạm giữa các kiện hàng. Để tối ưu hiệu quả sử dụng, việc thao tác đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng sản phẩm này trong bài viết dưới đây.

 

1. Túi khí chèn lót container là gì?

Túi khí chèn lót container (Dunnage Air Bag) được làm từ nhiều lớp vật liệu như:

  • Lớp bên trong: Màng PE chống thấm khí.
  • Lớp bên ngoài: Lớp giấy kraft hoặc vải PP bền chắc, chịu được lực ép cao.

Túi được bơm căng khí để chèn vào khoảng trống giữa các kiện hàng, hạn chế tình trạng dịch chuyển hoặc hư hỏng khi container di chuyển.

 

2. Hướng dẫn sử dụng túi khí chèn lót container

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa và chọn túi khí phù hợp

 

Đo khoảng cách từ sàn container tới đỉnh kiện hàng và lựa chọn túi khí có kích thước gần nhất với chiều dài đo được.

Khoảng trống tiêu chuẩn đạt được khi kích cỡ container và kích cỡ pallet sử dụng có thông số tiêu chuẩn và phổ biến, do vậy, khi hàng hóa được đưa vào trong container, khoảng trống và chiều cao hàng hóa cũng dễ đoán định, để lựa chọn được kích thước túi khí chèn hàng, vui lòng tham chiếu bảng bên dưới. Thông thường, túi khí phải che chắn được 70% chiều cao và chiều dài pallet.

Khoảng trống chèn hàng:

Chiều rộng túi

Chiều rộng tối đa khoảng trống chèn

50 cm

20 cm

80 cm

30 cm

90 cm

35 cm

100 cm

40 cm

120 cm

50 cm

 

Chiều cao tối đa của khoảng trống chèn = chiều dài túi – 10cm

Bước 2: Đặt túi khí vào vị trí cần chèn

  • Đưa túi khí vào giữa các kiện hàng hoặc giữa hàng hóa và vách container.
  • Đảm bảo túi khí nằm thẳng, không bị xoắn hoặc gấp nếp để tránh làm giảm khả năng chịu lực.

Những lưu ý để đặt túi khí chèn hàng đúng cách:

  • Chèn khoảng trống bằng túi khí từ vị trí trên cùng của hàng hóa theo chiều dọc;
  • Cần đảm bảo diện tích tiếp xúc của túi và khối lượng hàng hóa đạt từ 60% trở lên, đồng thời chiều cao và chiều rộng/chiều dài của khối hàng phải lớn hơn mức tối thiểu;
  • Đặt túi khí cách sàn 10cm để tránh túi ma sát với mặt sàn;
  • Không sử dụng túi khí có chiều dài cao hơn độ cao kiện hàng;
  • Chỉ sử dụng 1 túi khí để lấp đầy khoảng trống, không chèn hai túi khí vì túi khí có thể bị xô lệch;
  •  Không chèn túi khí cho khoảng trống ở ngay sau cửa container/xe tải vì vị trí này không được cố định, dễ va chạm, lung lay, gây xì hoặc nổ. Ngoài ra, khi mở cửa, hàng hóa sẽ bị đổ sập xuống cùng với túi khí ra ngoài gây hư hỏng hàng hóa và nguy hiểm cho người ở gần;
  • Nếu khoảng trống cần chèn lớn hơn 50cm, cần dùng thêm vật liệu khác như bìa cứng để độn thêm nhằm giảm khoảng trống.

 

đặt túi khí chèn lót container đúng cách

Bước 3: Bơm khí vào túi

Sử dụng súng bơm túi khí để bơm khí vào trong túi. Phần đuôi của súng nối với vòi bơm của máy nén khí, đầu còn lại nối với van trên túi khí. Bật máy nén khí và bắt đầu bơm. Áp lực bơm hơi tối đa là 0.2MP, 2Bar hay 2KG. Thời gian bơm mỗi túi từ 20-40 giây.

Có hai loại súng bơm khác nhau phù hợp với 2 loại van của túi khí: van nhỏ (small valve) và van to (big valve). Cần sử dụng đúng loại súng bơm với loại van túi.

 

các loại súng bơm túi khí chèn container

Bơm và xả hơi túi khí chèn container van to:

Căn chỉnh đầu bơm của súng với nắp van túi khí, sau đó bơm hơi. Bắt đầu bơm từ từ và tăng cường độ sau khi ổn định.

Để hút hết không khí trong túi khí ra, bạn có thể lắp đầu hút của súng (đầu ngược lại của súng) vào nắp van túi khí để hút không khí trong túi khí ra. Trong
trường hợp ở ngoài trời hoặc khi không có súng bơm, chúng ta có thể ấn van xả khí bằng tay.

bơm và xả khí túi khí van to

 

Bơm túi khí chèn lót container van nhỏ

Kích thước của đầu súng và độ sâu của van silicone trong suốt là tương tự nhau. Cần dùng súng bơm van nhỏ loại ngắn như hình. Nếu sử dụng súng có đầu bơm dài hoặc loại khác, đầu súng sẽ chọc thủng van silicone khi thao tác.

Nắp van màu vàng cần được vặn chặt trước khi bơm Khi bơm hơi, một tay giữ súng bơm và 1 tay giữ tay cầm màu đen trên túi khí.

 

bơm túi khí van nhỏ

Bước 4: Kiểm tra độ chắc chắn của túi khí chèn lót container

  • Dùng tay kiểm tra độ cứng của túi khí sau khi bơm. Túi nên đủ cứng để cố định hàng hóa nhưng vẫn có độ đàn hồi để hấp thụ lực va đập.
  • Đảm bảo van túi được đóng kín để khí không bị thoát ra ngoài.

Bước 5: Hoàn thiện đóng container

  • Kiểm tra tổng thể để đảm bảo các kiện hàng đã được cố định chắc chắn.
  • Đóng cửa container và chuẩn bị vận chuyển.

 

Một số lưu ý khác:

  • Bảo quản túi khí đúng cách: Để túi ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường có độ ẩm cao.
  • Tái sử dụng: Sau khi hàng hóa được giao đến nơi, túi khí còn nguyên vẹn có thể được sử dụng lại cho các chuyến hàng tiếp theo.

 

Sử dụng túi khí chèn lót container là một giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển. Với quy trình sử dụng đơn giản và nhiều lợi ích vượt trội, đây là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải và logistics.

Liên hệ ngay với HLC để được tư vấn các giải pháp tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển của bạn!

Bài viết cùng chuyên mục:

Kỹ thuật đóng gói

Phân biệt giấy Kraft và giấy Ivory

Giấy Kraft và Ivory là hai loại giấy phổ biến được sử dụng trong ngành in ấn và sản xuất bao bì. Chúng đều có đặc điểm chung là có độ bền dai, khả năng chịu lực tốt và thân thiện với môi trường. Cùng Micopak tìm hiểu và phân...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Nguyên lý hoạt động máy đóng đai khí nén

Máy đóng đai hay máy siết đai khí nén là dụng cụ đóng đai bán tự động được sử dụng để siết dây đai nhựa rộng rãi trong các nhà máy. Cùng Logipex tìm hiểu chi tiết nguyên lý hoạt động của máy đóng đai này nhé.   Nguyên tắc...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Tổng quan thị trường bao bì giấy Việt Nam tháng 4/2024

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bao bì giấy của Việt Nam tháng 4/2024 đạt 774 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng 3/2024 và tăng 16,3% so với tháng 4/2023. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần vào kim...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

VCI là gì? Nguyên lý hoạt động của VCI (Vapor Corrosion Inhibitor)

Ăn mòn và rỉ sét là kẻ thù của các sản phẩm kim loại. Trong lĩnh vực bảo quản và vận chuyển kim loại, VCI (Vapor Corrosion Inhibitor) là một giải pháp hàng đầu để chống ăn mòn và gỉ sét. VCI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *