Tìm hiểu về DMF – Trở ngại của những nhà xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU
Vào ngày 17/3/2009, Liên minh Châu âu ban hành quy định 2009/251/EC2 trong một nỗ lực để hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng Dimethyl Fumarate (DMF) ở nồng độ lớn hơn 0.1mg/kg (0.1ppm) từ các sản phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ ở thị trường EU. HLC Việt Nam xin được chia sẻ những thông tin cơ bản về vấn đề này, hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách hàng đang có hàng xuất khẩu vào thị trường EU.
DMF là gì?
DMF (CAS Number 624-49-7) là một chất diệt khuẩn, đôi khi được sử dụng như là chất phụ gia thêm vào các vật liệu chất chống ẩm hoặc chính nó để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn nấm mốc (chất chống nấm mốc). Nó thường được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm bằng da như giày và đồ nội thất bắng việc được thêm vào như 1 thành phẩm trong một số loại chất hút ẩm dùng trong quá trình đóng gói hàng hóa.
Tác hại của DMF là gì?
Căn cứ theo EC, việc tiếp xúc với DMF nở nồng độ > 1mg/kg (>1ppm) có thể dẫn đến hiện tượng dị ứng da nghiêm trong đối với một số người. EC xác định rằng giới hạn tối đa 0.1mg/kg là mức độ phù hợp để hạn chế rủi ro từ chất DMF trong các sản phẩm.
Chất chống ẩm là gì?
Chất chống ẩm được sử dụng để loại bỏ hơi ẩm và vì thế được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đóng gói. Các công ty hiện nay sử dụng chất hút ẩm để bảo vệ rất nhiều loại hàng hóa, sản phẩm, đặc biệt là những hàng hóa được vận chuyển bằng được biển. Người dùng có thể dễ dàng nhận ra chúng là những gói giấy hoặc vải nhỏ với các vật liệu tạo hạt bên trong. Có rất nhiều loại chất hút ẩm, trong đó, silica gel là loại phổ biến, có vẻ như đã được biết đến là chưa DMF như là một phụ gia để ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, nhiều loại silica gel thì không có chứa DMF.
Nếu nói DMF chủ yếu được sử dụng cho hàng hóa làm từ vật liệu da, vậy tại sao các công ty sản xuất các loại hàng hóa khác lại phải lo ngại?
Chất hút ẩm là loại hàng hóa phổ biến thường được sử dụng để bảo vệ rấ nhiều loại hàng hóa kể cả hàng điện tử để ngăn ngừa sự xói mòn của bề mặt kim loại. Vì thế, điều quan trọng là phải xác minh DMF không vô tình hiện diện trong bất kỳ vật liệu đóng gói mà đi kèm theo hàng hóa hoặc những vật liệu được nhập khẩu thay mặt chủ hàng.
Khi nào thì quy định trên có hiệu lực?
Quy định của EU có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1.5.2009. Quyết định này chủ yếu áp đặt những yêu cầu lên những quốc gia thành viên EU và vì thế, phải chịu sự chuyển vị chính thức bới các quốc gia EU theo luật pháp địa phương hoặc quốc gia. Cần chú ý rằng, một số nước bao gồm Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp – đã có các biện pháp bắt buộc lien quan đến sức khỏe người tiêu thụ từ chất diệt khuẩn DMF. Ý là nước khắt khe nhất với yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải tuân thủ và đi kèm với một Tuyên bố hợp chuẩn (Declaration of Conformity) do chủ hàng ký và được soạn thảo dựa trên tiêu đề thư như là một bản kết quả kiểm nghiệm (test report) từ một cơ quan hoặc phòng thí nghiệm có chứng chỉ ISO-17025 chứng minh không có sự hiện diện của DMF.
Làm sao để biết trong chất hút ẩm có chứa DMF hay không?
Không thể phát hiện ra DMF trong chất hút ẩm nếu chỉ quan sát bằng mắt thường hay những tuyên bố trên bao bỉ của nhà sản xuất chất chất chống ẩm. Cách tốt nhất là yêu cầu những nhà sản xuất cung cấp gói chống ẩm cung cấp các chứng nhận đáng tin cậy.
Nếu có thể giải quyết vấn đề 1 cách đơn giản là không sử dụng chất hút ẩm nữa có được không?
Không, sử dụng gói hút ẩm là một phần trong yêu cầu và quy cách đóng gói. Hơn nữa còn có nhiều loại chất hút ẩm khác như bột canxi clorua, đất sét (clay) v.v. nên vấn đề trên hoàn toàn có thể khắc phục.
Các quy định của EU có yêu cầu hay liên quan gì đến kích thước của túi, gói chống ẩm không?
Không, chỉ thị của EU chỉ tập trung vào nồng độ, không liên quan đến kích thước.
Tôi có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) do nhà cung cấp ban hành, vậy văn bản này có tương đương với kết quả kiểm nghiệm của nhà sản xuất?
Không, MSDS không xác định DMF ở nồng độ bao nhiêu, vì vậy, cần phải có một phân tích của 1 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.