Màng quấn pallet: Dùng tay hay dùng máy?
Nhắc đến việc cải thiện, nâng cao hiệu quả của khâu đóng gói công nghiệp, một trong những cách để cải thiện chất lượng trong khi tiết giảm việc sử dụng vật liệu và tăng cường tiết kiệm nhân lực là cải thiện hiệu quả sử dụng màng quấn pallet.
Ví dụ, làm giảm mức tiêu thụ màng chít là cần thiết để cải thiện tính bền vững trong vận chuyển các kiện hàng (đóng bằng pallet), cũng như làm giảm chi phí của dây chuyền đóng gói. Trung bình, các công ty ở Mỹ tiêu thụ hàng tỷ đô la cho màng cuốn. Hơn 1.9 tỷ pound nguyên liệu nhựa (dẫn suất từ dầu mỏ) dùng để sản xuất màng cuốn cho riêng thị trường Mỹ, và với việc giá dầu hỏa luôn biến đống, các công ty chắc chắn phải suy tính tiết giảm việc sử dụng các sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu nhựa dầu hỏa này, trong đó có màng cuốn, màng chít.
Nhưng để cân nhắc việc này: những tiến bộ trong lĩnh vực hóa học, cải tiến quy trình và dịch vụ cho phép các nhà sản xuất giảm sự lệ thuộc vào màng cuốn hơn 25% so với thập kỷ trước, xét toàn cầu, tức là giảm 1 tỷ pound nhựa polyethylene 1 năm. Tương đương với mức tiết kiệm năng lượng 293 triệu gallon xăng, hoặc năng lượng sưởi ấm, làm mát cho khoảng 643.000 hộ gia đình 1 năm.
Màng quấn thường được thiết kế co dãn (200-300%) để tối đa hóa lực quấn.
Nên quấn màng chít bằng tay hay bằng máy?
Có 2 cách quấn: bằng tay hoặc bằng máy. Quấn bằng tay, thủ công thì tốn nhân công, tiến độ chậm và khó có thể kéo dãn màng film 20% trung bình. Điều này tạo ra sự không đồng đều về lực cuốn và độ ổn định. Để tạo ra sự ổn định, công nhân thao tác thường quấn trùm pallet, sử dụng nhiều vật liệu hơn cần thiết.
Quấn màng chít bằng máy có nhiều lợi thế ưu việt hơn, thể hiện bằng việc tiết kiệm vật liệu. Màng càng được kéo dãn, thì càng dùng được nhiều và tiết kiệm bên cạnh những ưu thế khác về nhân công, độ ổn định, chắc chắn, ít hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Cần tính toán chi phí tiết kiệm được từ yếu tố nhân lực và vật liệu để cân nhắc chi phí đầu tư máy quấn.