Thiết bị nâng hạ là một trong những thiết bị hỗ trợ cần thiết không chỉ cho ngành công nghiệp mà còn cho các lĩnh vực khác. Sử dụng để nâng hạ các vật thể nặng nên cần phải đảm bảo các quy chuẩn an toàn một cách tuyệt đối. Vậy có các quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị nâng hạ nào?
Thiết bị nâng hạ bao gồm những gì?
Thiết bị nâng hạ là giải pháp hoàn hảo trong quá trình vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn trong nhà xưởng, kho bãi, …. Bao gồm toàn bộ những sản phẩm có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa người dùng có thể lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
- Palang xích kéo tay: Chủ yếu sử dụng khi nâng hạ hàng hóa có tải trọng không quá lớn. Có thiết kế nhỏ gọn với hệ thống trợ lực chất lượng cao, không phát ra nhiều tiếng ồn khi vận hành.
- Pa lăng xích điện: Pa lăng điện sử dụng nguồn điện 220V để nâng hạ hàng hóa. Loại pa lăng này cũng có cấu tạo hết sức nhỏ gọn.
- Xe nâng thấp: Xe nâng tay với bơm thủy lực chuyên dùng cho pallet vô cùng phù hợp cho các kho bãi, nhà xưởng. Xe này thường có rất nhiều tải trọng cũng như độ dài càng, phù hợp với hầu hết các loại pallet tại thị trường Việt Nam.
- Xe nâng tay cao: Chiều cao nâng có thể lên đến 1m6, chủ yếu sử dụng để nâng hạ pallet từ xe container, xe tải về kho và ngược lại.
- Cổng trục đẩy tay: Cũng trong bộ sưu tập nâng hạ bằng tay, cổng trục đẩy tay dùng để treo các loại palang, tời điện, … phục vụ cho mục đích nâng hạ khác nhau.
Những quy định an toàn khi sử dụng thiết bị nâng
1. Sản phẩm cần đăng ký và kiểm định
Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị… có yêu cầu về an toàn theo quy định của nhà nước đều phải được đăng ký và kiểm định trước khi đưa vào điều khiển. Điều này sẽ đảm bảo an toàn lao động cho cả người và hàng hóa.
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng ký và còn thời hạn kiểm định. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được đăng ký sử dụng.
2. Người điều khiển phải có kinh nghiệm hoặc giấy chứng nhận
Tốt nhất chỉ nên bố trí những người có kinh nghiệm sử dụng hay có giấy chứng nhận điều khiển các thiết bị này. Quá trình buộc hàng, móc tải cũng phải thực hiện bởi người có am hiểu về hoạt động của thiết bị nâng hạ. Các chốt khóa của những thiết bị này thường rất nhạy, nếu không thuần thục dễ thao tác sai dẫn đến hư hỏng và nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị nâng hạ chính là hiểu biết và thành thạo về thiết bị.
3. Sử dụng đúng công năng
Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và tuân theo các đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Những trường hợp sử dụng không đúng công dụng sẽ dẫn đến hư hỏng thiết bị hàng hóa đồng thời có nguy cơ gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Mỗi thiết bị nâng hạ hay pa lăng kéo tay đều có tải trọng riêng biệt, chỉ được phép nâng hạ hàng hóa, vật thể bằng hoặc nhỏ hơn tải trọng này.
4. Chỉ sử dụng thiết bị nâng hạ khi đảm bảo an toàn
Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị nâng hạ. Tốt nhất là hạn chế có người qua lại trên đường di chuyển để hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra.
5. Lưu ý khi dùng nhiều thiết bị nâng cho 1 hàng hóa
Chỉ được sử dụng 2 hay nhiều thiết bị nâng cùng lúc trong trường hợp đặc biệt và có các phương án an toàn. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.
6. Có người ra hiệu khi dùng
Với trường hợp không thể quan sát rõ mọi vị trí khi nâng hạ, cần bố trí người ra hiệu. Công việc của người này chính là quan sát và ra hiệu cho người sử dụng thiết bị trong suốt quá trình nâng hạ.