Chia sẻ quy cách đóng gói cho từng loại hàng hóa

Hiện nay nhu cầu về hàng hóa ngày một tăng, để đảm bảo được tính an toàn, toàn vẹn của hàng hóa thì biện pháp, quy cách đóng gói hàng hóa là một điều rất cần thiết. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới quý vị quy cách đóng gói cho từng loại hàng hóa.

Quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa 

Bất kể một mặt hàng, loại hàng hóa nào khi vận chuyển đều khó tránh được những rủi ro không may. Vì vậy, việc đóng gói hàng hóa cẩn thận đúng cách là rất cần thiết, dưới đây là một số quy cách đóng gói có thể tham khảo:

  • Hàng hóa khi đóng gói cần phải chịu được những tác động từ bên ngoài trong quá trình vận chuyển như va đập, xếp chồng hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa
  • Chịu được trong môi trường ẩm và nhiệt độ khác nhau.
  • Đảm bảo hàng hóa được đóng gói cẩn thận chắc chắn.
  • Đối với hàng hóa cồng kềnh, nhiều chi tiết cần tháo rời và đựng trong các riêng biệt và đóng gói bằng hộp cứng.
  • Hàng hóa có các góc nhọn, góc sắc cần được bọc cẩn thận bằng băng dính, hay bìa cứng, và đóng trong thùng gỗ để tránh gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.
  • Nếu hàng hóa là các mặt hàng dễ vỡ dễ bóp méo, hay chất lỏng trong quá trình vận chuyển cần đóng gói kỹ và dán cảnh báo ngoài thùng.

 

 

Quy cách đóng gói chuẩn cho từng loại hàng hóa

1. Đóng gói các loại hàng hóa dễ vỡ

Các mặt hàng dễ vỡ như chén đĩa, gốm sứ, đồ thủy tinh… Đối với các loại mặt hàng này nên được đóng gói cẩn thận và sử dụng các các vật liệu đóng gói

Một số vật liệu đóng gói như: Túi khí chèn thùng cartonxốp bóp nổ, băng dính, thùng carton.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng xốp bóp nổ bọc kín sản phẩm, dùng băng dính để cố định.
  • Bước 2: Đặt hàng hóa vào thùng carton, rồi dùng túi khí chèn thùng carton chèn quanh cho chắc chắn, sau đó đóng thùng và dùng băng dính dính chặt.
  • Bước 3: Dán nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ và dán phiếu đơn hàng lên thùng carton.

đóng gói bát, đĩa sứ, thủy tinh         

2. Đóng gói các loại hàng hóa có chứa chất lỏng

Các loại chất lỏng được đựng trong các bình chứa chuyên dụng hoặc cái chai lọ và tránh để chất lỏng tràn ra ngoài, đặc biệt là các loại hóa chất lỏng.

Ta vẫn nên sử dụng các vật liệu bọc hàng hàng như: Túi khí chèn thùng carton, xốp bóp nổ, băng dính, túi nilon, thùng carton

Các bước cần thực hiện:

  • Bước 1: Dùng xốp bóp nổ bọc kín, và dùng băng dính gia cố. Kiểm tra chắc chắn chất lỏng không bị rò rỉ hay tràn ra ngoài.
  • Bước 2: Dùng túi nilon bọc hàng hóa thêm lần nữa, rồi dùng băng dính cố định.
  • Bước 3: Đặt hàng hóa vào thùng carton, rồi dùng túi khí chèn thùng carton chèn quanh cho chắc chắn, sau đó đóng thùng và dùng băng dính dính chặt.
  • Bước 4: Dán nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ và dán phiếu đơn hàng lên thùng carton.

3. Đóng gói các hàng hóa là thiết bị – linh kiện điện tử 

Các loại hàng hóa thiết bị, linh kiện điện tử như màn hình máy tính, case, tivi, pin,… hay bất kể một loại thiết bị điện tử nào khác cần đảm bảo tuyệt đối không để va đập mạnh, ẩm hay ngấm nước.

Các vật liệu bọc hàng hàng như: Túi khí chèn thùng carton, xốp bóp nổ, băng dính, xốp định hình, thùng carton.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng xốp bóp nổ bọc kín các mặt của hàng hóa, dùng băng dính cố định chúng lại.
  • Bước 2: Đặt hàng hóa vào thùng carton, rồi dùng túi khí chèn thùng carton chèn quanh cho chắc chắn, hoặc dùng xốp định hình cố định các góc cạnh hàng hóa sau đó đóng thùng và dùng băng dính dính chặt.
  • Bước 3: Dán nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ và dán phiếu đơn hàng lên thùng carton.

 

 quy cách đóng gói linh kiện điện tử

4. Đóng gói các loại hàng hóa là vải vóc, quần áo các loại

Đối với những loại hàng hóa như sản phẩm may mặc, vải vóc,… dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, thời tiết nên cần hết sức lưu ý tới việc đóng gói.

Các vật liệu bọc hàng như: Túi nilon, giấy chống ẩm, băng dính, thùng carton.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng giấy chống ẩm bọc hàng hóa, sau đó cho vào túi nilon bọc kín.
  • Bước 2: Cho hàng hóa vào thùng carton và dùng băng dính dính chặt thùng.
  • Bước 3: Dán phiếu giao nhận hàng hóa lên thùng carton.

 

5. Đóng gói các loại hàng là thiết bị, đồ dùng gia dụng

Với những loại hàng đồ dùng gia dụng như máy giặt, bình nóng lạnh, tivi, bếp điện,… có các linh kiện nhỏ kèm theo cần bọc kín để tránh mất mát. Với các thiết bị cồng kềnh cần chèn xốp định hình, xốp 6 mặt, và độ dày xốp tối thiểu 5cm.

Các vật liệu bọc hàng hàng như: Túi khí chèn thùng carton, xốp bóp nổ, băng dính, xốp định hình, thùng carton.

Các bước cần thực hiện:

  • Bước 1: Dùng màng co quấn xung quanh thùng và bên trong thùng cần đặt 1 lớp xốp
  • Bước 2: Đặt sản phẩm vào thùng hàng sau đó dán tem hàng dễ vỡ dán phiếu đơn hàng lên mặt thùng.

Bài viết cùng chuyên mục:

Kỹ thuật đóng gói

Túi hút oxy có độc không?

Túi hút oxy hay chất khử oxy, chất hấp thụ oxy được thêm vào bao bì đóng gói để giúp loại bỏ hoặc giảm lượng oxy có sẵn trong bao bì. Chúng được sử dụng để giúp duy trì độ an toàn của sản phẩm và kéo dài thời hạn...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Xu hướng sử dụng túi giấy hiện nay

Túi giấy bảo vệ môi trường được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế nên thân thiện với môi trường. Việc sử dụng túi giấy giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa, nilon ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống. Trong cuộc sống hiện...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Tổng hợp kiến thức về lashing hàng hóa

Lashing là một danh từ dùng để chỉ công việc trong công tác vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn dịch ra tiếng việt thì Lashing có nghĩa là chằng buộc hàng hóa. Với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về lịch sử ra đời của lashing,...

Read more

Kỹ thuật đóng gói

Những lưu ý khi lựa chọn vật liệu đóng gói hàng hóa

Vật liệu đóng gói hàng hóa là nó là một thành phần quan trọng việc bảo quản hàng hóa tốt hơn hay không. Vậy nên việc lựa chọn các vật liệu đóng gói hàng hóa cần được làm một cách cẩn thận. Sau đây là một số lưu ý khi...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *