Phân biệt xe nâng mặt bàn với bàn nâng thủy lục cố định

PHÂN BIỆT BÀN NÂNG THỦY LỰC VÀ BÀN NÂNG TAY

– Cùng chung một tên gọi là BÀN NÂNG THỦY LỰC nhưng nếu để ý kỹ một chút, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay.

– Tất nhiên, điều này rất dễ dàng đối với người trong ngành; nhưng với những người không chuyên, chưa từng sử dụng qua hay được sếp ủy quyền mua hàng thì bạn rất dễ mua nhầm 2 sản phẩm này.

Vậy lý do nhầm lẫn là vì đâu?

1. Nhầm tên gọi

– Vì 2 mẫu thiết bị nâng hạ này có kết cấu và nguyên lý hoạt động gần giống nhau. Chính vì vậy mà mọi người thường hay gọi chung chung là bàn nâng thủy lực.

2. Không nắm rõ bản chất hoạt động

– Bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay ( xe nâng mặt bàn ) có cùng chức năng đó là nâng, hạ hàng hóa. Khác là tùy vào mặt hàng và tải trọng cũng như mức độ quan trọng trong khâu xuất, nhập hàng.

3. Không nắm rõ được nguyên tắc hoạt động

– Nhiều khách hàng vẫn chưa nắm rõ được các thông số như: kích thước mặt bàn, tải trọng nâng, chiều cao nâng, bàn nâng di động hay cố định, sử dụng hố âm hay đặt nổi trên mặt đất.

Vậy cách phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay như thế nào?

1. Gọi đúng tên gọi chuẩn của 2 sản phẩm

– Bàn nâng tay có tên gọi chuẩn là xe nâng mặt bàn hay bàn nâng di động, xe nâng đẩy hàng, bàn nâng thủy lực dùng tay, bàn nâng chậu cảnh, bàn nâng cây kiểng.

– Bàn nâng thủy lực có tên gọi chuẩn là bàn nâng hàng, bàn nâng chéo, bàn nâng hạ thủy lực, bàn nâng hạ chữ X hay bàn nâng tự động.

2. Hiểu rõ nguyên tắc và bản chất hoạt động

Bàn nâng tay:

– Chúng hoạt động trên nguyên lý nâng hạ và thao tác bằng tay kết hợp với việc dùng chân để đạp kích nâng.

– Đặc biệt, đây là xe nâng nên có khả năng di chuyển.

– Bàn nâng tay có chiều cao nâng tối đa là 1.5m và tải trọng nâng lần lượt là 200Kg, 300Kg, 500Kg, 800Kg và 1000Kg.

– Kích thước mặt bàn thường là 510x1000mm, 600x1200mm.

– Chúng thường được sử dụng để nâng, hạ chậu cảnh, cây kiểng, các thùng hàng hóa và máy móc hạng trung.

Bàn nâng thủy lực:

– Hoạt động trên nguyên lý kích nâng bằng điện, motor điện sẽ bơm dầu thủy lực lên các ty ben để nâng, hạ.

– Dùng điện trực tiếp hay bình acquy để kích nâng vận hành máy.

– Bàn nâng thủy lực thường được lắp đặt cố định trong hố âm, chiều cao hạ thấp nhất ngang với mặt sàn kho.

– Tải trọng từ 1000Kg-10000 Kg với chiều cao nâng từ 1m-10m; bàn nâng hàng thích hợp với những kho xưởng lớn, việc nâng hạ hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất diễn ra liên tục.

– Kích thước mặt bàn có thể lên đến 6000x2000mm.

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Insight

Hướng dẫn lựa chọn xe nâng tay thấp, cao HLC

Xe nâng tay là thiết bị tương đối đơn giản cho phép một người vận chuyển một hoặc nhiều pallet mà không cần sử dụng các thiết bị nặng và phức tạp như xe nâng lái ngồi. Xe nâng tay, còn được gọi là kích nâng hoặc máy nâng pallet,...

Read more

Insight

Túi giấy kraft

Túi giấy kraft là một loại túi đóng gói được làm từ giấy kraft, một loại giấy được sản xuất từ sợi gỗ nguyên chất thông qua quy trình công nghệ cao. Dưới đây là thông tin chi tiết về túi giấy kraft: Đặc điểm chính: Nguyên liệu: Giấy kraft...

Read more

Insight

Thủ tục đăng kiểm xe nâng tay nhập khẩu

Theo Thông tư 41 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định, mặt hàng xe nâng  có mã HS 84.27, thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, phải chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra chất...

Read more

Insight

Lý do nên sử dụng thiết bị hỗ trợ trong kho hàng?

Để có thể vận hành kho một cách đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm công sức, giảm chi phí thì không thể nào thiếu được các thiết bị hỗ trợ các công việc như nâng đỡ, bốc dỡ, di chuyển, lưu trữ hàng hóa trong kho xưởng. Lý do...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *