Cách lựa chọn bánh xe cho xe đẩy hàng chuẩn nhất?

Bánh xe đẩy hàng là một bộ phận rất quan trọng, cần chú ý khi lựa chọn xe đẩy hàng. Nhất là đối với xe đẩy dùng trong công nghiệp, khối lượng hàng cần chở rất lớn. Chính vì vậy, xe đẩy, bánh xe đẩy cũng phải có tải trọng tương xứng thì mới có thể hoạt động tốt. Vậy làm sao để chọn được bánh xe đẩy phù hợp?

Các bước lựa chọn bánh xe đẩy hàng

1. Tính toán tải trọng cho phép của xe đẩy hàng

Đây là một bước rất quan trọng khi chọn bất kỳ loại bánh xe nào. Nếu không là như vậy, bạn có thể vận hành xe đẩy hàng một cách không an toàn. Điều đầu tiên, bạn sẽ phải tính toán, ước lượng tải trọng tối đa mà xe đẩy cần chịu đựng cộng với trọng lượng của chiếc xe đẩy hàng. Việc này còn được gọi là tải trọng tối đa hay tải trọng an toàn cho phép

Sau khi tính được tải trọng của xe đẩy hàng, bạn hãy tính khả năng chịu tải riêng mà mỗi bánh xe cần chịu. Chia tổng trọng lượng cho 3 để tính trọng lượng mà mỗi bánh xe cần chịu.

Ví dụ: Xe đẩy hàng có 4 bánh, tải trọng có thể chở tối đa là 400 cùng với bản thân xe nặng 50kg. Khi đó, mỗi bánh xe phải chịu tối thiểu là: 450kg/3 = 150kg.

Tải trọng của bán xe đẩy cũng là yếu tố hàng đầu khi bạn lựa chọn. Có rất nhiều điều cần xem xét khi chọn bánh xe đẩy như: Tải trọng tối đa, loại bánh xe, bánh xe cố định hay bánh xe xoay, loại vòng bi, hệ thống phanh, hệ thống xoay. Đây là những điều quan trọng nhất cần nhớ khi mua bánh xe đẩy hàng.

2. Lựa chọn theo đường kính bánh xe

Theo kinh nghiệm thực tế, bánh xe có đường kính càng lớn thì khả năng di chuyển càng thuận tiện. Theo nguyên lý đòn bẩy, bánh xe lớn sẽ dễ dàng lăn qua những vật cản nhỏ và vượt qua các gờ bậc. Bánh xe to giúp chịu lực dồn xuống nhiều hơn so với các loại bánh xe nhỏ. Lựa sẽ dàn trải đều lên các bánh xe. Cùng với đó, bánh xe lớn ít bị chịu ma sát và mài mòn hơn giúp bánh xe lâu bền. Trên cùng một quãng đường, bánh xe to sẽ phải lăn ít hơn nên vòng bi và bề mặt bánh xe ít bị chịu tác động.

3. Chất liệu bánh xe đẩy hàng

Có rất nhiều loại bánh xe trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, bạn không thể lựa chọn một cách ngẫu nhiên mà phải chọn tùy thuộc theo mục đích, môi trường sử dụng của chúng. Bánh xe tốt nhất là loại phù hợp nhất.

  • Ở điều kiện thông thường, chúng ta có thể sử dụng bánh xe cao su vì sự bền bỉ, giá thành rẻ, không bị lão hóa.
  • Bánh xe chịu lực, mài mòn: PA, gang,..
  • Chịu được dầu mỡ, hóa chất: PA, PP PU. Tuy nhiên, bánh xe PU chịu tác động của tia tử ngoại mặt trời kém nên chỉ phù hợp với sử dụng trong nhà, nơi có mái che.
  • Chịu nhiệt lớn hơn 200 độ: Bánh xe gang.
  • Chịu nhiệt dưới 200 độ: Bánh xe phíp, nhựa chịu nhiệt.

4. Tính chất các loại bánh xe đẩy

Bánh xe cao su: Được sử dụng khá phổ biến cho sàn bê tông, sàn lát gạch. Bánh xe thường hoạt động êm, giảm xóc tốt, phù hợp sử dụng cho cả trong kho và ngoài trời. 

Bánh xe PU: Đây là  vật liệu được ưa chuộng bởi giá thành phải chăng, dễ tìm kiếm và không gây độc hại cho môi trường. PU nổi tiếng là vật liệu cứng, rất bền. Bánh xe PU có thể sử dụng lâu dài, có lớp đệm giảm sóc giữa khung và phần bánh giúp vận hành êm ái.

Tuy nhiên, loại này cũng có một nhược điểm là không thể sử dụng trong môi trường có nhiệt quá cao. Lý do là bởi bánh xe sẽ bị biến dạng khi gặp nhiệt lớn, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và độ bền

Bánh xe nylon: Phù hợp sử dụng trong môi trường ẩm ướt, bề mặt cứng, nhẵn. 

Bánh xe gang, thép: Sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cần vận chuyển hàng hóa nặng. Đây là bánh xe có khả năng chịu được tải trọng cao. chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên cần chú ý những loại bánh xe này không có khả năng bảo vệ mặt sàn và còn giữ nhiệt khá lâu. Chính vì vậy, cần hết sức cẩn thận khi vừa lấy xe đẩy ra khỏi nơi nhiệt cao.

Sự khác biệt giữa bánh xe đẩy cố định và bánh xe xoay

Bánh xe cố định: là loại được gắn cố định và chỉ có thể di chuyển thẳng tiến hoặc lùi theo một hướng.

Bánh xe xoay: là dạng bánh xe đẩy có thể xoay 360 độ giúp tăng khả năng cơ động, có thể thay đổi hướng dễ dàng.

Hai loại bánh xe này thường kết hợp với nhau để giúp cho xe đẩy hàng di chuyển dễ dàng hơn.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Insight

Hệ thống quản lý kho hàng WMS là gì?

Kho hàng chiếm đến 40-50% tài sản của một doanh nghiệp. Vậy làm sao để quản lý kho hàng hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu về giải pháp quản lý kho hiện đại nhất hiện nay nhé! WMS là gì? Hệ thống quản lý kho hàng – Warehouse Management...

Read more

Insight

Túi giấy kraft

Túi giấy kraft là một loại túi đóng gói được làm từ giấy kraft, một loại giấy được sản xuất từ sợi gỗ nguyên chất thông qua quy trình công nghệ cao. Dưới đây là thông tin chi tiết về túi giấy kraft: Đặc điểm chính: Nguyên liệu: Giấy kraft...

Read more

Insight

Yêu cầu kỹ thuật khi đóng thùng gỗ

Thùng gỗ được đóng theo yêu cầu về kích thước, chất lượng gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của sản phẩm hoặc theo quy định của nước nhập khẩu. Mỗi một loại thùng gỗ tuân theo một kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên, một số yêu cầu chung...

Read more

Insight

Một số giải pháp giảm chi phí hậu cần

Các  doanh nghiệp trên khắp thế giới đang nỗ lực tìm cách giảm thiểu chi phí vận hành để tái khởi động sau Covid-19.  Đồng hành cùng doanh nnghiệp, Logipex xin gửi tới quý khách hàng, đối tác một số biện pháp giúp cắt giảm chi phí hậu cần. Chi...

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *